NGÀNH KỸ THUẬT CƠ – ĐIỆN TỬ

Ngành Kỹ thuật Cơ – Điện tử thuộc nhóm ngành Cơ khí – Cơ điện tử.
Nguồn thông tin: Phòng Đào Tạo, ĐH Bách Khoa Tp.HCM.
Website: http://www.aao.hcmut.edu.vn/
              1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:
Ngành Cơ Điện Tử dành cho các sinh viên có sở thích liên quan đến thiết kế, chế tạo và tự động hóa trong các hệ thống sản xuất công nghiệp. Chương trình đào tạo có tính liên ngành bao gồm các môn học cốt lõi cần thiết về kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện – điện tử và kỹ thuật lập trình.
Chương trình Cơ Điện Tử được xây dựng theo hướng kỹ thuật, nhằm mục tiêu đào tạo người kỹ sư có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, cải tiến và bảo trì các hệ thống máy móc thiết bị cơ điện tử trong các qui trình sản xuất và chế tạo của các nhà máy và xí nghiệp; có khả năng thích nghi và áp dụng các công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước...
- Triển vọng Nghề nghiệp
Nhu cầu về nhân lực ngành Cơ Điện Tử đã rất cao và cũng sẽ duy trì được sức hút của nó trong khoảng 10 năm tới khi đất nước ở vào giai đoạn phát triển nhanh và mạnh các nhu cầu ứng dụng tự động hóa vào trong sản xuất. Với những kiến thức và kỹ năng liên ngành, các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có liên quan đến các giải pháp tự động hóa sử dụng hệ thống và sản phẩm cơ điện tử với vai trò người thực hiện trực tiếp hay người quản lý, điều hành.
Các công ty thường tuyển dụng các kỹ sư Cơ Điện Tử tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa: tập đoàn Intel, tập đoàn Bosch, tập đoàn Nidec, tập đoàn Holcim, tập đoàn Unilever, tập đoàn P&G,…
- Các điểm đặc biệt
  • Chương trình đào tạo được xây dựng theo cách tiếp cận tiên tiến: tích hợp kiến thức và kỹ năng kỹ thuật trong việc nhận thức ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống cơ điện tử.
  • Chương trình đào tạo được thực hiện triển khai ở một đơn vị hàng đầu cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cho các ngành nghề công nghiệp công nghệ cao, với một đội ngũ giảng viên đông đủ và đa số là có trình độ tiến sĩ, được đào tạo ở nước ngoài đúng chuyên ngành Cơ Điện Tử.

  • 2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: Xem chi tiết
  • 3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: Từ khóa 2014200820092010201120122013
    Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.
    Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.
    4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:  từ khóa 2014 về sautừ khóa 2013 trở về trước
    Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.
    Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.
    Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).
    Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.
  •                            Một số chủ đề, môn học, phần mềm sẽ được học


Comments

Popular posts from this blog

Dowload Lectures for Mechatronics Engineering

460 Free Online Programming & Computer Science Courses - Giúp Bạn Thành Công